Galápagos

Mấy hôm trước trong lúc làm việc có search ra từ này, thấy khá thú vị nên tạm thời ghi lại mấy dòng cho khỏi quên :)

Galápagos syndrome (ガラパゴス化) - hội chứng Galapagos là 1 thuật ngữ chỉ việc các sản phẩm của Nhật Bản phát triển theo 1 hướng khác so với thế giới. Khái niệm này bắt nguồn từ Darwin, khi ông đến đảo Galapagos và phát hiện ra loài chim ở trên đảo có kết cấu xương khác biệt; từ đó phát minh ra thuyết tiến hóa.

Mà nghe nói người ta cũng đang tranh cãi khá nhiều quanh thuyết này

Có lẽ những người ở độ tuổi của mình đổ về trước vẫn còn nhớ những ký ức về độ “xịn” của đồ Nhật, thuở bé nghe người lớn nói đến cái mini Nhật bãi thấy người ta ưa chuộng thế, chắc là xịn lắm. Rồi còn đủ thứ chỉ thấy qua vô tuyến như tàu điện, máy nghe nhạc,… Ấy vậy mà càng ngày càng thấy đồ Nhật mất dần vị thế; hàng của Hàn Quốc, Trung Quốc,… lên ngôi, vừa nhiều chức năng vừa rẻ. Như cái điện thoại mua về dùng vài năm rồi đổi, cũng chẳng cần bền quá làm gì. Dần dần trong đầu mình chỉ còn nhớ về hàng Nhật là bền và xấu :s

Flip phone

Điện thoại gập, 1 thời làm mưa làm gió. Hồi bé nghe về những chiếc điện thoại có thể lên mạng, xem TV,… mà thấy thật thần thánh. Cuối cùng cũng đã bị khai tử trước thời đại của smartphone. Theo Nikkei

Kei car

Kei car - dòng xe phát triển tối ưu với luật pháp và thuế của Nhật (660cc, tối đa dài 3.4m, cao 1.48m)

Làm được như vậy ắt hẳn do nền công nghiệp phát triển cao của Nhật, nơi mà họ có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Khả năng kỹ thuật cao; thế nhưng nhiều lý do khác dẫn đến những sản phẩm này không cạnh tranh được với thế giới. Như marketing, thị trường, hoàn thiện sản phẩm,… Như Sony Librie là máy đọc sách đầu tiên được thương mại hóa, thế nhưng giờ top 6 máy đọc sách 2017 lại chỉ có Kindle và Kobo; hay điện thoại nội địa của Nhật lừng lẫy 1 thời giờ phải chịu lép vế với Iphone.

Những dẫn chứng trên phần nào cho thấy được khả năng định hình và dẫn dắt thị trường của người Nhật phần nào biến mất. Những sản phẩm khác biệt dần cũng biến mất nhường chỗ cho những chuẩn chung của thế giới. Những công ty Mỹ, Hàn Quốc,… có vẻ đang làm tốt hơn rất nhiều và dần chiếm được những phần kinh doanh độc tôn của Nhật nhiều năm - như vụ Toshiba bán chip cứu thân chẳng hạn…

Dù sao mình thấy mọi việc đang thay đổi khá nhiều, các công ty Nhật có vẻ cũng đã nhận ra vấn đề và đưa ra những giải pháp để lấy lại vị thế cho mình.

Hơn nữa sắp tới đây Olympics 2020 sẽ diễn ra, hi vọng người Nhật sẽ lại 1 lần nữa đạt được tăng trưởng kinh tế thần kỳ như sau Olympics 1964.

P/S: nay mới biết thủ tuớng Shinzo Abe là cháu của Nobusuke Kishi - thủ tướng 1957 ~ 1960. Âu cũng “con vua thì lại làm vua”; thế nhưng chuyện con cháu chính trị gia tiếp tục đạt được thành công trên chính trường có vẻ cũng không phải điều quá kỳ lạ.

  • Copyrights © 2017-2024 Bach Nguyen

请我喝杯咖啡吧~

支付宝
微信