Vài suy nghĩ khi đọc sách về kỹ thuật

Mình đang đọc sách về Scrum/Agile thì gặp ở nguyên lý số 10 một câu như thế này:

Sự đơn giản - nghệ thuật tối đa hoá lượng công việc chưa xong - là căn bản.

"Nguyên lí" hay "Nguyên lý"

Phần không hiểu ở đây là đoạn ở giữa phần dấu gạch “nghệ thuật tối đa hoá lượng công việc chưa xong”. Càng cố ngẫm nghĩ thì lại càng thấy rối và lạc trong chính suy nghĩ của mình.

P/S: ngày xưa mình đi học có 1 thầy giáo hay hỏi sinh viên như này: “đoạn này không hiểu chỗ nào; thế câu này không hiểu từ nào; từ này nghĩa là bla bla mà cũng không hiểu á”. Ngày xưa cũng hay kể cho bạn bè nghe như chuyện vui thời đi học; giờ nghĩ lại thì việc tìm ra mình không biết ở đâu cũng là cả 1 vấn đề lớn.

12 nguyên lý được dịch từ tiếng anh tại đây. Nguyên lý số 10 là:

Simplicity–the art of maximizing the amount of work not done–is essential.

Ồ vậy là ”the amount of work not done” được các tác giả dịch là “lượng công việc chưa xong”. Theo ý kiến chủ quan của mình thì đây là 1 điểm dịch không ổn; người đọc không hề hiểu được nội dung của câu nói, và thậm chí còn dẫn đến hiểu sai nữa.

Thậm chí điều này cũng diễn ra khi mình đọc bản gốc. “work not done” là 1 khái niệm mình không hiểu. Cũng may khi đọc qua 1 vài bài viết giải thích thì mình nghĩ cũng đã hiểu ý nghĩa của nguyên lý này. Các bạn có thể đọc thêm ở đây, đâyđây nữa.

Đại thể là việc phát triển phần mềm cũng phần nào theo quy tắc 80/20; có đến 80% chức năng người sử dụng là thừa thãi và sử dụng rất ít. Vậy thì trong quy trình phát triển phần mềm người ta sẽ tập trung vào những chức năng cốt yếu, làm cho những chức năng này chạy tốt trước. 80% chức năng ít dùng đó có thể được phát triển sau, hay là bỏ không làm nữa.

Đến đây thì mình nghĩ nên dịch là: “Sự đơn giản, bằng cách quyết định có làm hay không, là 1 điều căn bản.”

Vẫn cần thêm 1 vài diễn giải nữa để người đọc dễ hiểu hơn. Ở câu trên mình dịch vẫn hơi gò ép theo nguyên bản dẫn đến bản dịch nghe không được xuôi tai, thuần Việt; nếu dịch thoát ý có thể sẽ hay hơn, nhưng lại gây ra khó khăn cho người đọc khi đọc nguyên bản tiếng Anh.

Trong dịch thuật việc diễn giải vòng vèo 1 khái niệm là điều không tránh khỏi; 1 trong những lý do là vì ở tiếng Việt không có khái niệm đó nên sẽ cần diễn giải thêm cho khái niệm đó. Khi người đọc đã hiểu khái niệm rồi mới có thể dùng 1 từ để gán cho khái niệm. Ví dụ, trong toán học để dịch được từ Differentiation thành Tích phân cũng là cả 1 quá trình đầy phức tạp và công phu.

Thế nên các bạn học chuyên ngành ngoại ngữ cũng không cần phải lo ngại sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo lắm; với tình hình hiện tại thì còn lâu máy mới dịch bằng người được. Chịu khó tìm hiểu thêm những vùng kiến thức mới thì mình nghĩ chẳng bao giờ thiếu việc làm cả.

Lúc mới mua cuốn sách này mình thấy sách có cả phần tham khảo (reference), chỉ mục (index),.. là những điểm mà mình thấy rất hay mà ít sách ở Việt Nam có. Thấy 1 chỗ dịch không thoả mãn lắm là cuốn sách lại bị mất điểm vài phần rồi.

Cũng may mới đọc được có 1/10 cuốn sách; vẫn còn cơ hội để tìm hiểu và yêu lại từ đầu :)

  • Copyrights © 2017-2024 Bach Nguyen

请我喝杯咖啡吧~

支付宝
微信